1. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ:
Đau mắt đỏ có 65%-90% nguyên nhân là do virus.
Bệnh rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt…
Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
Công sở, lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan nhành và nhiều. Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau.
2. Biểu hiện của bệnh:
- Mắt bị cộm xốn, ngứa cảm giác như cát trong mắt.
- Chảy nước mắt, nhiều dử ghèn, ghèn bám dính chặt hai mi mắt nhất là sáng mới ngủ dậy.
- Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù,đỏ( bệnh thường bắt đầu từ một mắt sau vài ba ngày mới đến mắt thứ hai).
- Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.
- Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidal sưng to.
- Có thể có tổn thương giác mạc( tròng đen) khi đó thị lực có thể giảm ( nhìn mờ).
3. Phòng bệnh đau mắt đỏ
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mắt mũi, họng hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.
- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng vật dụng, đồ dùng trong nhà.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh.
- Phải tiến hành cách ly người bệnh: Dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối, không ôm hôn và ngủ chung với ngừi bệnh, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người…
- Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh đến khi khỏi hẳn, nên nghỉ ngơi tại nhà từ 5-7 ngày để bệnh nhân mau phục hồi và tránh lây bệnh trong cộng đồng.
- Đến cơ sở y tế để được khám , tư vấn, điều trị kịp thời.
4. Điều trị:
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý với những thực phẩm tốt cho mắt như: Cải bó xôi, cà rốt, rau xanh, cam , việt quốc, lòng đỏ trứng…, không nên dùng thực phẩm nhiều gia vị như cay nóng: Đồ uống có ga, có cồn, thuốc lá…
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên, rửa mặt ngày 3-4 lần bằng nước sạch
- Dùng khăn riêng để lau mặt và giạt khăn bằng xà phòng, phơi ra nắng
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoạc dung dịch sát khuẩn.
- Đeo kính râm để giảm triệu chứng chói mắt, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, nhiễm khuẩn.
- Không được dùng tay dụi mắt, sở mắt.
- Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh và kháng viêm để phòng ngừa bội nhiễm cho mắt và hạn chế những triệu chứng khó chịu của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
· Lưu ý:- Không được tự ý đi mua thuốc.
- Không được tự chế biến nước muối rửa mắt.